Gạch siêu nhẹ và những thông tin có thể bạn chưa biết

Hiện nay, khi bắt tay vào xây dựng 1 công trình bất kỳ bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn khác nhau để chọn cho mình loại gạch xây tường thích hợp nhất như gạch đất nung, gạch block… và có 1 loại gạch nữa chính là gạch siêu nhẹ.
Gạch siêu nhẹ là 1 loại gạch mới nhưng đang được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Vậy loại gạch này là gì? Nó có đặc điểm và lợi ích như thế nào?

Gạch siêu nhẹ là gì?

Thực chất đây là loại gạch block – gạch không nung nhưng nó có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều, có khi chỉ bằng 1/3. Gạch có 2 loại chính là gạch bê tông khí chưng áp và gạch không nung bê tông bọt. Nguyên liệu chính được sử dụng là xi măng, sợi tổng hợp, tro nhiệt điện, chất tạo bọt… chính vì thế mà khi hoàn thành nó sẽ có kết cấu rỗng cho viên gạch khiến chúng xốp có trọng lượng cực nhẹ có khi còn nổi được trên mặt nước.

Ưu điểm của dòng gạch siêu nhẹ

  • Gạch có trọng lượng khá nhẹ sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, trọng lượng của những công trình nhất là những ngôi nhà cao tầng.
  • Với khả năng cách âm, chống nóng cũng như chống ồn hiệu quả của mình gạch đã được ứng dụng nhiều trong các công trình đòi hỏi độ yên tĩnh cao, giảm thiểu tiếng ồn xuống mức thấp nhất.
  • Khi sử dụng gạch siêu nhẹ sẽ giảm thiểu được chi phí như vôi vừa, nhân công, và thời gian thi công nên nếu so sánh xây công trình với gạch siêu nhẹ và gạch thông thường thì nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí khá nhiều đấy.
  • Vì là gạch không nung nên giúp bảo vệ môi trường khá tốt, không sản sinh ra các loại khói bụi gây ô nhiễm không khí.
  • Vì khối lượng nhẹ nên sẽ giúp giảm áp lự cho móng hay nền của mỗi công trình.
  • Giảm chi phí khung cột trong quá trình xây dựng.

Nhược điểm của gạch siêu nhẹ

Tuy có khá nhiều ưu điểm tuy nhiên gạch này cũng có 1 số nhược điểm nhất định đó là chịu lực theo chiều ngang khá yếu, nên chỉ cây được theo 1 kiểu, không linh hoạt trong kiến trúc nhất là những công trình đòi hỏi nhiều góc cạnh.

gach-sieu-nhe-2

Khả năng chống thấm không được tốt vì thế mà những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước hay trong môi trường ẩm ướt không thích hợp sử dụng loại gạch này.

Hiện nay gạch siêu nhẹ đang được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng khác nhau như tòa nhà văn phòng, chung cư, nhà ở, nhà xưởng, những công trình kiến trúc kiên cố…Phát Thành khuyên bạn tùy vào đặc điểm và nhu cầu, đặc thù của mỗi công trình mà lựa chọn sao cho thích hợp nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *